“ỨNG DỤNG GIÁO DỤC STEM TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ QUYỀN”

Lượt xem:

Đọc bài viết

Giáo dục STEM là một mô hình giáo dục được đưa vào áp dụng rất phổ biến trong các nhà trường. STEM là chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học… theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Các hoạt động STEM được thiết kế để cải thiện cách học sinh hiểu và ứng dụng khoa học. Giáo dục STEM thường tập trung vào học tập dựa trên dự án trong lớp học. Các dự án và hoạt động kết hợp công nghệ để nhấn mạnh việc ứng dụng khoa học và chuẩn bị cho học sinh vào các lớp học trong tương lai.
Những năm gần đây, Trường Tiểu học Ngô Quyền đã triển khai chương trình giáo dục STEM với nhiều hoạt động giáo dục tích hợp, liên môn, câu lạc bộ khoa học, chú trọng các hoạt động ngoại khóa phù hợp với đặc thù của trường, tạo cơ hội cho học sinh, phát triển năng lực, kỹ năng xã hội. Qua đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Hiện nay, để giúp các em tránh cảm giác gò bó, căng thẳng Trường Tiểu học Ngô Quyền, đã đưa vào chương trình giảng dạy STEM tất cả các khối học, để giúp các em vừa học vừa giải trí qua việc tích hợp lý thuyết với thực hành sáng tạo liên quan tới bài học. Thay vì học theo cách truyền thống, giáo dục STEM cho học sinh học các môn được tích hợp thành một bài học ứng dụng đa môn.
Ví dụ, học sinh được tiếp xúc với lĩnh vực khoa học qua môn Toán, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1,2,3 và môn Toán, Khoa học ở lớp 4,5. Ở mô hình giảng dạy truyền thống, học sinh sẽ được học những khái niệm, định luật và lý thuyết cơ bản qua sách vở, rất nhàm chán và trừu tượng. Tuy nhiên, khi áp dụng các mô hình giảng dạy STEM cho học sinh tiểu học, học sinh sẽ được học bằng các công cụ trực quan và vật thật, được trang bị những kiến thức thực tế để có thể áp dụng ngay vào thực tế. Cách học này biến một bộ môn nhàm chán như Khoa học trở nên hấp dẫn trẻ hơn bao giờ hết, khiến cho các giờ học trở nên thú vị và thu hút hơn. Mô hình giáo dục STEM giúp mỗi em học sinh có thể phát huy thế mạnh của mình trong một nhóm có nhiều nhiệm vụ liên quan đến một hay nhiều môn học STEM mà các em có thế mạnh. Vai trò chính thức trong đội nhóm thúc đẩy các thành viên đội nhóm nhỏ tuổi này gắn bó với nhau hơn và làm việc nhóm theo hướng tích cực, chủ động.
Thời gian qua, nhà trường dần chú trọng tổ chức các chuyên đề STEM, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cho học sinh. Việc triển khai giáo dục STEM trong nhà trường giúp đào tạo ra những thế hệ trẻ toàn diện cả về học thuật, và thúc đẩy sự sáng tạo bên trong của học sinh. Tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng với lợi ích mà STEM đem đến, các bậc cha mẹ có thể tin tưởng và lựa chọn STEM là mô hình học tập hiệu quả cho học sinh. Trong giai đoạn đầu này, STEM luôn sát cánh cùng các bậc phụ huynh với mong muốn đem đến cho các em môi trường giáo dục hiện đại và tiên tiến nhất để các em có thể phát triển bản thân một cách toàn diện.
Tóm lại, việc tăng cường áp dụng mô hình giáo dục STEM là điều cần thiết trong trường lớp ngày nay. Môi trường giáo dục STEM hấp dẫn có thể giúp trẻ đạt được những kết quả quan trọng trong tương lai.
Đầu tiên giáo viên giúp học sinh nhận ra vấn đề của bài học, giáo viên khéo léo dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức nền của bài học. Đây là nội dung quan trọng trong nội dung bài học STEM, là tiền đề để các em thực hiện ở các hoạt động tiếp theo. Các nhóm chủ động trao đổi, hợp tác và thể hiện tinh thần đoàn kết để thống nhết kết quả quan sát, đồng thời mạnh dạn trình bày kết quả thực hành và quan sát thí nghiệm trước lớp.

Từ kiến thức nền, giáo viên định hướng để học sinh nêu ý tưởng, thiết kế, thoả sức sáng tạo và chế tạo sản phẩm của mỗi nhóm. Học sinh vận dụng được năng lực của các môn học chủ đạo và tích hợp tích hợp như Toán học, Mĩ thuật, Khoa học…. để tự làm ra các sản phẩm từ những vật liệu gần gũi trong cuộc sống và tận dụng một số vật liệu tái chế rất dễ tìm như nắp chai nhựa, bìa cacton, giấy màu, ống hút, que gỗ,….


Học sinh tích cực thực hành chế tạo sản phẩm

Phân công nhiệm vụ rõ rang thì hoạt động “Chế tạo, thử nghiệm, đánh giá”. Bằng những nguyên vật liệu được tận dụng, các em phối hợp vận dụng kiến thức mới khám phá và bắt đầu thực hành vẽ, cắt, dán… để tạo ra những sản phẩm đẹp, đúng yêu cầu, sáng tạo, dễ sử dụng, đảm bảo tính thẩm mĩ và chắc chắn. Có thể nói, tiết học đã trao cho các em cơ hội được trải nghiệm, khám phá, sáng tạo, chủ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức thông qua hoạt động trải nghiệm.


Các nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Giờ học ứng dụng Stem diễn ra vô cùng hào hứng, HS hoạt động sôi nổi, chủ động, thích thú vì được học, được khám phá và thực hành. Các em tự tin trình bày sản phẩm của mình với những thông điệp ý nghĩa.

Có thể nói, những sản phẩm sau giờ học chính là những minh chứng cho hiệu quả học tập và khẳng định sự thành công mà giáo dục STEM đem lại.